Tại Việt Nam ngành thép xây dựng bắt đầu từ những năm 1960
và ngành thép là ngành được đánh giá là khá non trẻ, Nhưng ngành thép lại có một
sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự ra đời của tổng công ty thép Việt nam và hàng loạt
các công ty liên doanh sản xuất như Việt nhật, Viết Úc, Việt Hàn ... Với tổng
công suất 840.000 tấn/năm, và sau đó các doanh nghiệp tư nhân cũng được thành lập,
ngành thép thực sự phát triển và đã đánh dấu những mốc quan trọng chuyển mình
cho nền kinh tế chung của đất nước.
Thep xay dung |
Thép xây dựng Việt Nam thời điểm này.
Tại Việt
Nam nguyên liệu đầu vào cho ngành thép là quặng sắt và thép phế để sản xuất
phôi vuông để làm thép xây dựng . Nhưng
lượng phôi vuông sản xuất được trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu để cán thép,
còn 50% là nhập khẩu từ nước ngoài, thép dẹt tự sản xuất được 20% nhưng chưa sản
xuất được phôi dẹt mà phải nhập. Nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ các nước Trung
Quốc , Mỹ, nhật, Nga...Do phải nhập khẩu từ ngoài nhiều nên ngành thép đang phải
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nguồn cung cấp phôi của các nước lớn và giá thép cũng biến động theo giá phôi
nhập vào. Về tiêu chuẩn và chất lượng của thép nội đang là vấn đề được quan tâm
hàng đầu, hiện nay tình hình thép nội đang bị thép ngoại chèn ép là vấn đề rất được quan tâm. Nguyên nhân là
do đâu. Theo một số kênh thông tin cho hay hiện tại trên thị trường thép xây dựng giá rẻ được nhập khẩu từ
Trung quốc tràn vào Việt Nam với số lượng rất lớn. Thép nội không chỉ cạnh
tranh gay gắt với thép thanh vằn giá rẻ, thép cuộn gia rẻ từ
Trung quốc mà còn phải đối mặt với hàng nhập khẩu từ liên bang hải quan Nga,
Belanus, Kazakhstan... Hầu hết các doanh nghiệp thép trong nước vẫn đang loay
hoay tìm kiếm thị trường gặp nhiều khó khăn để tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp
trong những năm vừa qua bị thua lỗ, một số doanh nghiệp bị phá sản, hoặc dừng
hoạt động. Trước tình hình này thì Chính phủ cũng đưa ra một số các giải pháp hỗ
trợ các doanh nghiệp thép xây dựng như
cho phép bán phá giá một số các mặt hàng thép, giảm thuế quan, đưa thép vào
danh mục sản phẩm cần được bảo hộ và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp
sản xuất trong nước.
Khó khăn phải đối mặt và định hướng của nhà nước
Nhìn chung
trong vài năm trở lại đây thì sắt thépxây dựng đã được quan tâm và đầu tư
đáng kể có những chuyển biến khá mạnh cả các doanh nghiệp nhà nước và tư
nhân , tăng trưởng rõ rệt đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/ năm tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế , tình trạng kém phát triển thể hiện ở trình độ công nghệ, trang
thiết bị cũ, lạc hậu , mức độ công nghệ hóa thấp,, chất lượng sản phẩm còn nhiều
hạn chế , năng lực sản xuất còn hạn hẹp phụ thuộc nhiều vào phôi xuất khẩu ,
chi phí cao so với hiệu quả sản xuất ...Do vậy ngành thép cần đầu tư cải tạo và
sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng để phát triển ngành công nghiệp
này mới có thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế. Tuy phải đối diện với những
khó khăn thách thức lớn như vậy nhưng Nghành thép Việt Nam vẫn được dự báo là sẽ
tăng trưởng mạnh vào những năm tiếp theo.
Theo định
hướng quy hoạch phát triển ngành thép xâydựng đã được Chính phủ phê duyệt thì thép
xây dựng phải trở thành một trong
những ngành công nghiệp trọng điểm và góp phần
quan trọng vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước
quan trọng vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước
0 nhận xét:
Đăng nhận xét